Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Hai doanh nhân bị bắt oan sau chuyên án Năm Cam

Bộ Công an sẽ xin lỗi công khai ông Lân (63 tuổi) và ông Hướng (66 tuổi) vào 9h sáng 5/3 tại Công ty cổ phần Hưng Thịnh, trụ sở trong Khu công nghiệp Đồng An, TP Thuận An, Bình Dương. Cơ quan này cho rằng khi điều tra vụ án Gây rối trật tự công cộng xảy ra năm 2003, đã bắt tạm giam ông Lân 41 ngày, ông Hướng 63 ngày mà "không có lệnh hợp pháp".

Theo hồ sơ, ông Hướng góp vốn trong Công ty TNHH Gas Bình Dương, đóng tại Khu công nghiệp Đồng An, giữ chức Phó Tổng giám đốc. Năm 2000, giữa các thành viên trong HĐQT công ty xảy ra tranh chấp. Ông Hướng cùng hai người khác cho rằng ông Nguyễn Viết Tạo, Tổng giám đốc có biểu hiện lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản của công ty.

Ngày 18/9/2000, nghi ngờ ông Tạo có ý đồ tẩu tán tài sản, một số thành viên trong HĐQT đưa người đến công ty canh giữ. Ông Tạo chỉ đạo bảo vệ chống lại, dẫn đến xô xát.

Trong khi Bộ Công an đang điều tra chuyên án Z5.01 ( chuyên án Năm Cam ) thì năm 2002, ông Tạo gửi đơn tố cáo một số lãnh đạo Công ty cổ phần Hưng Thịnh (đơn vị chủ đầu tư Khu công nghiệp Đồng An) thuê đàn em Năm Cam chiếm giữ tài sản của Công ty Gas.

Lúc này, ông Nguyễn Việt Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Trưởng ban chuyên án Năm Cam giao cho tổ A4 do Nguyễn Văn Nên - Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tiền Giang - làm tổ trưởng giải quyết. Trước đó, ông Nên cùng Nguyễn Tuyến Dũng - điều tra viên Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang - đã được điều động tham gia triệt phá nhóm tội phạm xã hội đen do Năm Cam cầm đầu.

Ngày 29/4/2003, Bộ Công an khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng xảy ra tại đây từ năm 2000, đồng thời bắt ông Lân, ông Hướng cùng 5 người khác.

Ông Lân nhớ lại kí ức bị cảnh sát bắt oan hơn 13 năm trước. Ảnh: Phước Tuấn

Ông Bùi Mạnh Lân nhớ lại ký ức bị cảnh sát bắt oan hơn 17 năm trước. Ảnh: Phước Tuấn.

"Sự việc xảy ra quá bất ngờ và nhanh, mọi thứ như sụp đổ, như vừa trên thiên đàng rớt xuống địa ngục", ông Lân nhớ lại lúc bị bắt. Đó là chiều thứ ba, ông cùng ông Hướng mặc áo quần lịch sự đi công việc về công ty, bất ngờ hàng chục cảnh sát mặc sắc phục ập vào, bao vây công ty. Họ đọc lệnh bắt do ông Nguyễn Văn Nên ký với cáo buộc cả hai chủ mưu trong vụ án gây rối 3 năm trước. Hai ông bị đưa về nhà riêng tại TP HCM để khám xét.

"Trước khi bị dẫn đi khỏi nhà, tôi dặn vợ lo cho gia đình với niềm tin sẽ được về sớm vì mình chắc chắn bị oan", ông Hướng nói. Khi đó, hai con trai của ông mới 11-12 tuổi.

Ông Hướng cùng 6 người trong vụ án sau đó bị chuyển về Tiền Giang điều tra. Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lân và ông Hướng nhưng VKSND tối cao từ chối phê chuẩn lệnh tạm giam. Tuy nhiên, phía công an không trả tự do cho hai doanh nhân này mà tiếp tục đề nghị VKSND tối cao phê chuẩn.

Ngày 11/6, VKSND tối cao đồng ý phê chuẩn lệnh tạm giam đối với ông Lân, đồng thời ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn và trả tự do cho ông Hướng. Đến ngày 7/7, ông Nguyễn Văn Nên mới thực hiện quyết định này khiến ông Hướng bị giam 63 ngày khi không có lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát tối cao, trong đó 26 ngày đã có quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn.

Ngày được thả tự do, ông Hướng lặng lẽ cuốc bộ trên đường, ghé vào quán vỉa hè uống một chai bia "để lấy lại bình tĩnh". Ông đến bốt điện thoại công cộng gọi điện về nhà mà tay run bần bật vì sung sướng, sau đó bắt xe đò về Sài Gòn. "Hạnh phúc khi được về với vợ con, với công việc nhưng cũng ức lắm vì mang tiếng là đàn em của Năm Cam", ông Hướng nói.

Ông Phạm Văn Hướng tại trụ sở công ty vào chiều 4/3. Ảnh: Phước Tuấn.

Ông Phạm Văn Hướng tại trụ sở công ty vào chiều 4/3. Ảnh: Phước Tuấn.

Ngày 27/8/2003, VKSND tối cao ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với ông Lân cùng hai người khác trong vụ án. Cũng như ông Hướng, đến ngày 1/9/2003 ông Nên mới thực hiện khiến doanh nhân này bị giam lố 5 ngày. Qua xem xét hồ sơ, ngày 16/8/2004 VKSND tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với ông Lân, ông Hướng và năm người khác.

Trong 17 năm qua, ông Lân cho biết vẫn thường xuyên gửi đơn để minh oan cho mình. "Việc bị bắt khiến cuộc sống, công việc bị đảo lộn, uy tín bị mất, thiệt hại không thể đong đếm được", ông Lân nói.

Là công ty đầu tư khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, việc dàn lãnh đạo bị bắt khiến nhiều công ty rút vốn đầu tư, ảnh hưởng hàng trăm tỷ đồng. UBND tỉnh Bình Dương đã điều chỉnh giấy phép đầu tư người đại diện pháp Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog luật, do vợ ông Lân đứng đầu. Sau khi được tại ngoại và đình chỉ bị can, cả hai tiếp quản lại công ty.

"Được Bộ Công an mời xin lỗi công khai khiến tôi rất vui. Tôi không đòi hỏi bồi thường gì, chỉ mong cơ quan chức năng xử lý đúng người, đúng tội những người gây oan sai cho mình", ông Lân cho biết.

Liên quan đến vụ án, năm 2011 Bộ Công an kết luận: Có cơ sở để xác định sự việc xảy ra tại Công ty Gas Bình Dương sau 3 năm Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với ông Lân, ông Hướng là trái quy định của Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự. Hồ sơ, chứng cứ rất yếu, khó có thể truy tố, xét xử được, thậm chí phải đình chỉ điều tra vụ án, bị can.

Bộ Công an sau đó đã cách các chức vụ trong Đảng, chính quyền, giáng cấp hàm và áp dụng một số hình thức kỷ luật khác đối với ông Nguyễn Văn Nên và hai người khác.

Ngoài ra, mượn cớ điều tra tội Gây rối trật tự công cộng, ông Nguyễn Văn Nên cùng Nguyễn Tuyến Dũng đã hình sự hóa vụ án dân sự tranh chấp đất đai giữa giữa hai vợ chồng ở TP HCM với ông Lân mà tòa án Bình Dương đang thụ lý là trái pháp luật. Năm 2018, Dũng bị phạt 5 năm tù về tội Lạm quyền trong lúc thi hành công vụ . Riêng Nên điều trị bệnh tâm thần nên cơ quan điều tra đình chỉ điều tra bị can để xử lý sau.

Phước Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét